Lõm ngực (lõm lồng ngực, ngực hình phễu) là biến dạng lồng ngực thường gặp nhất (chiếm tỉ lệ 92%). Lõm ngực được chia thành nhiều dạng, một số trường hợp lõm lồng ngực nhẹ thường được theo dõi và điều trị bảo tồn, các ca nặng hơn kèm theo các bệnh lý khác cần được khám và có chỉ định phù hợp. Dưới đây là 1 trường hợp lõm ngực nặng do THS.BS.CKII Đặng Khải Minh khám & điều trị.

Tình trạng lõm ngực của bệnh nhi
Bệnh nhi nam, 9 tuổi, có triệu chứng mệt và khó thở thường xuyên. Quan sát từ bên ngoài có thể thấy lồng ngực trẻ lõm sâu, cơ thể kém phát triển so với lứa tuổi.
Thăm khám lâm sàng
THS.BS.CKII Đặng Khải Minh tiếp nhận và thăm khám cho bệnh nhi.
Sau thăm khám và làm các xét nghiệm chụp chiếu cần thiết, chẩn đoán bé bị lõm ngực nặng. Bệnh nhi được chỉ định phẫu thuật đặt thanh nâng ngực.

Chỉ định điều trị
Trường hợp bệnh nhi này có lồng ngực lõm sâu, chỉ định tốt nhất là phẫu thuật đặt thanh nâng ngực. THS.BS.CKII Đặng Khải Minh đã tư vấn cụ thể cho gia đình hiểu rõ và quyết định phẫu thuật cho bé. Bệnh nhi sẽ được theo dõi liên tục và rút thanh nâng ngực sau từ 1,5 đến 2 năm sau phẫu thuật.

Đây là một trong những ca lõm ngực nặng mà BS.Minh và ekip tiếp nhận. Các trường hợp lõm lồng ngực nặng đều có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Điều trị trễ, trẻ có thể gặp nhiều biến chứng phức tạp liên quan đế tim, phổi và các vấn đề khác.
>>> Xem thêm: Ca lâm sàng lõm ngực nghiêm trọng kèm CPAM thùy giữa phổi phải
Vì sao trẻ bị lõm ngực?
Lõm ngực hình thành do sự phát triển quá mức hoặc không đồng đều của các sụn sườn dẫn đến đẩy lệch xương ức về phía sau. Yếu tố di truyền cũng là một trong các nguyên nhân lõm lồng ngực bẩm sinh. Một số bệnh lý bẩm sinh khác cũng có thể xuất hiện cùng lõm ngực (vẹo cột sống, hội chứng Marfan…)
Dấu hiệu trẻ bị lõm lồng ngực?
Biểu hiện bên ngoài: Lồng ngực bị lõm về phía sau. Có thể lõm đồng tâm hay lệch tâm kèm theo biến dạng xương hàm mặt, tay chân dài.
Bất thương về sức khỏe: Trẻ thường mệt, khó thở, giảm chức năng hô hấp, phát triển thể chất kém…
Khi phát hiện các dấu hiệu trên, phụ huynh nên cho trẻ thăm khám chuyên khoa sớm. Thăm khám lõm ngực sớm giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh của trẻ. Đồng thời tránh bỏ sót các biến chứng khác như vẹo cột sống, sa van tim, hở van tim, bệnh lý phổi…

Có phải mọi trường hợp lõm ngực đều phải phẫu thuật?
Không phải trường hợp lõm ngực nào cũng cần phẫu thuật. Tùy vào đánh giá mức độ lõm (dựa trên chỉ số Haller) và các dấu hiệu kèm theo, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp. Đối với các ca lõm nhẹ, bệnh nhi sẽ được theo dõi và điều trị bảo tồn. Đối với các ca lõm ngực phức tạp sẽ phẫu thuật đặt thanh nâng ngực để cân chỉnh lồng ngực.
Tóm lại, lõm ngực bẩm sinh có thể gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Mặt khác, trẻ có lồng ngực lõm sâu dễ tạo tâm lý tự ti, rụt rè. Chính vì vậy, việc cho trẻ thăm khám sớm và điều trị đúng cách là việc làm cần thiết. Trì hoãn thăm khám có thể gây khó khăn trong điều trị về sâu, nghiêm trọng nhất là ảnh hưởng đến sức khỏa của bệnh nhân.