Lõm ngực bẩm sinh là một dạng dị dạng lồng ngực phổ biến. Nếu không thăm khám sớm và điều trị đúng cách, lõm ngực có thể gây các biến chứng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Dưới đây là một trong các ca lâm sàng lõm ngực nghiêm trọng kèm CPAM(*) thùy giữa phổi phải do THS.BS.CKII Đặng Khải Minh – Bệnh viện Nhi Đồng 1 trực tiếp khám và điều trị.

Tình trạng bệnh nhi lõm ngực
Bệnh nhi 3 tuổi xuất hiện các triệu chứng thở mệt, thở nhanh và ăn uống rất kém kèm theo mệt mỏi. Trước đó, gia đình cho bé đến thăm khám ở BV tỉnh được chẩn đoán viêm phổi cấp và viêm phế quản cấp. Tuy nhiên, sau 5 lần nhập viện tại bv địa phương (lần cuối kéo dài 11 ngày), tình trạng bệnh nhi không tiến triển, ho nhiều và mệt hơn, gia đình chuyển bệnh nhi đến BV Nhi Đồng 1. Tại đây, bé được THS.BS.CKII thăm khám trực tiếp.

Thăm khám & Điều trị
Sau khi thực hiện các bước thăm khám cần thiết, bé được chẩn đoán lõm ngực nghiêm trọng kèm nhiều bệnh lý phức tạp khác. BS.Minh đánh giá đây là một trong các ca lõm ngực nặng và có độ khó cao. Nếu không điều trị kịp thời, sức khỏe và chức năng tim, phổi của bệnh nhi có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Thăm khám
Thăm khám ban đầu, BS.Minh chẩn đoán bệnh nhi bị lõm ngực nặng. Bên cạnh đó, kết quả siêu âm còn cho thấy bệnh nhi có ổ dạng bóng khí giữa phổi phải, nhịp tim không đều, hở van 3 lá ¼.
Bệnh nhi có xương ức và cột sống ép nhau chỉ còn một khoảng rất nhỏ khiến tim bị ép nằm hẳn sang bên trái. Để càng lâu, van hai lá sẽ bị hở khiến từ bệnh lý về xương chuyển sang bệnh lý tim mạch, lúc đó phẫu thuật sẽ vô cùng phức tạp. Phổi bệnh nhi còn có dị tật bẩm sinh, đây là dị tật bất thường ở phổi. Hai bệnh lý kết hợp nên bé dễ viêm phổi tái đi tái lại, đồng thời ảnh hưởng đến tim.

Điều trị
Với tình trạng trên, bệnh nhi được chỉ định phẫu thuật cắt kén khí ở phổi và đặt thanh nâng ngực điều trị lõm ngực.

Phẫu thuật sớm là cách tốt nhất để ổn định sức khỏe & sự phát triển của bệnh nhi, giúp các bé sinh hoạt bình thường, giúp chất lượng sống tốt hơn trước. Sau phẫu thuật, bệnh nhi hồi phục rất tốt & dự kiến sẽ được rút thanh nâng ngực sau khoảng 1 năm rưỡi đến 2 năm. Chị K. (mẹ bệnh nhi) cho biết thêm sau mổ bé đã ăn được nhiều hơn, không thở mệt như trước, ngủ không cần kê cao gối.
>>> Xem thêm: THS.BS.CKII Đặng Khải Minh – Chuyên Khoa Dị Dạng Lồng Ngực – Bệnh viện Nhi Đồng 1

Trẻ có lồng ngực bất thường, cha mẹ cần làm gì?
Dị dạng lồng ngực nói chung và lõm ngực nói riêng là các bệnh cần được thăm khám và điều trị sớm. Đối với bệnh lõm ngực, trẻ cần được theo dõi chuyên khoa đến khoảng 8 tuổi. Độ tuổi phẫu thuật lồng ngực phù hợp là 8-12 tuổi. Nếu điều trị muộn khi khung xương đã định hình, bệnh nhi sẽ rất đau do biến dạng xương, căng cơ, chèn ép tim phổi,… Tuy nhiên, các trường hợp lõm ngực nghiêm trọng kèm các bệnh lý phức tạp sẽ có chỉ định phẫu thuật sớm hơn. Tương tự như ca lâm sàng nói trên.
Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu của bệnh lý lõm ngực (lồng ngực bị lõm về phía sau, trẻ thường mệt, khó thở, thể chất kém…), cha mẹ nên cho con thăm khám chuyên khoa sớm. Trì hoãn điều trị có thể khiến sức khỏe và tinh thần của trẻ bị ảnh hưởng nặng nề. Ba mẹ lưu tâm nhé!
(*) CPAM (Congenital Pulmonary Airway Malformations) là một khối nhiều nang của nhu mô phổi, với bất thường của sự hình thành phế quản. Đây được coi là một phần của dị dạng phổi phế quản liên quan đến ruột trước.